A NOTE FOR MY 30 :)

Hôm nay là sinh nhật tròn 30 tuổi của mình. Không hiểu sao từ sâu thẳm lòng mình, mình mong muốn có một sự khởi đầu mới, một con người mới – con người mà mình thực sự mong muốn trở thành. Mình muốn gạt bỏ đi tất cả những điều đã làm tổn thương mình trong quá khứ, những nỗi đau lặp đi lặp lại, những con người thực sự không coi trọng mình để bước tới một cuộc đời mới với những thay đổi tích cực cho chính bản thân mình.

Đối với mình bây giờ, mình coi trọng bản thân mình trước hết và mình sẽ thay đổi những suy nghĩ tiêu cực về việc đơn độc, lẻ loi của mình thành sự biết ơn chính mình vì đã luôn là người đầu tiên và trước hết yêu thương bản thân mình. Mình sẽ không dằn vặt về những tổn thương người khác gây ra cho mình nữa. Họ có quyền đối xử với mình theo bất cứ cách nào họ muốn, nhưng mình lại hoàn toàn có quyền lựa chọn để cho những điều ấy ảnh hưởng tới mình ra sao. Khi mình biết mình đã cố gắng đủ nhiều và hết sức trong khả năng của mình cho một mối quan hệ hay bất kì điều gì, nhưng kết quả không tốt đẹp, mình sẽ lựa chọn sự bình thản để rời bỏ nó.

Mình không nghĩ rằng cuộc sống này đã được an bài từ trước đó, mình tin rằng suy nghĩ và hành động của mỗi người chính là chìa khóa mở ra hành trình cuộc đời họ. Vũ trụ không sắp xếp từ trước, mà vũ trụ xoay vần cùng chúng ta, dẫn dắt chúng ta hướng đến một cuộc sống mà chúng ta mong muốn. Bởi vậy, trong bất cứ chuyện gì, mình luôn chọn cố gắng hết sức nhưng cũng có đôi khi, mình nhận ra rằng sự cố gắng không đúng chỗ thì cần phải dừng lại. Dứt bỏ và để lại quá khứ sau lưng cũng là một điều cần thiết để bước tới những điều thực sự dành cho mình, những người xứng đáng với mình.

Khi đã cởi bỏ được những suy nghĩ cũ đã kìm hãm mình bấy lâu, mình nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể coi tuổi 30 này là một cột mốc đánh dấu sự dứt bỏ hoàn toàn của mình đối với những quan niệm cố hữu mà xã hội và người khác đã áp đặt lên mình, đồng thời cũng là sự gạt bỏ đi những suy nghĩ cũ kĩ, giới hạn bản thân đã ở trong tiềm thức và chi phối mình bấy lâu. Mình chính là suy nghĩ do chính mình tạo nên. Vậy thì tại sao mình lại không kiến tạo chính những suy nghĩ của mình để hướng tới một con người và cuộc sống mà mình vẫn mong muốn.

Mình cũng tự hứa với chính bản thân mình rằng sẽ luôn “say yes and take a chance” với bất cứ điều gì mà bản thân mình mong muốn dù cho điều đó có khiến mình sợ hãi đi chăng nữa. Bởi vì, nếu đã sống, mình phải sống một cuộc đời thực sự đáng sống 🙂

Once a gain, HAPPY BITHDAY, HAPPY 30 TO ME!

Michael Scott (architect) (và biểu tượng cỏ ba lá của Ireland)

Michael Scott (24 /6/1905 – 24/1/1989) là một kiến trúc sư người Ireland – người thiết kế tòa nhà Busáras ở Dublin, Nhà hát Abbey và cả Tullamore và bệnh viện Portlaoise .

Ông sinh ra ở Drogheda vào năm 1905. Nhưng gia đình ông thì có nguồn gốc từ tỉnh Munster. Cha của ông, William Scott, là một thanh tra, phụ trách các trường gần  làng  Sneem ở  bán đảo Iveragh thuộc hạt Kerry. Mẹ của ông thì đến từ hạt Cork. Michael được học tại Belvedere College, Dublin. Tại đây, ông bắt đầu cho thấy những tài năng đầu tiên của mình trong diễn xuất và hội họa. Bởi vậy, lúc đầu ông muốn trở thành một họa sĩ nhưng cha của ông cho rằng trở thành một kiến trúc sư có vẻ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.

Scott đã trở thành một người học việc ở công ty kiến trúc Jones and Kelly ở Dublin với mức thu nhập 375 bảng Anh mỗi năm. Ông làm ở đây từ năm 1923 cho đến tận năm 1926 dưới sự chỉ bảo của Alfred E. Jones. Vào buổi tối sau giờ làm, ông còn tham gia lớp học ở trường Nghệ thuật Metropolitan và trường dạy diễn xuất Abbey, xuất hiện trong nhiều vở kịch ở đây cho đến tận năm 1927, bao gồm cả những sản phẩm đầu tiên của Seán O’Casey’s (1884-1964) Juno and the Paycock và The Plough and the Stars. Cuối những năm tháng đi học của mình, Michael làm trợ lý cho Charles James Dunlop và sau đó có một khoảng thời gian ngắn làm trợ lý kiến trúc sư tại Văn phòng Công trình cộng đồng.

Năm 1931, Michael đã hợp tác với Norman D. Good để thành lập Scott and Good, và họ đã mở một văn phòng ở Dublin. Scott and Good đã thiết kế bệnh viện Tullamore (1934–37) và bệnh viện Portlaoise (1935).Giữa năm 1937 và 1938, Scott là Chủ tịch của Hiệp hội kiến trúc Ireland (AAI).  Ông sáng lập công ty của riêng mình, Michael Scott Architects, vào năm 1938. Cùng năm đó, ông đã thiết kế ngôi nhà Geragh của riêng mình, tại Sandycove, Dublin.

Đơn đặt hàng trước chiến tranh quan trọng nhất của Scottlà thiết kế lều/rạp của Ireland cho Hội chợ thế giới New York vào năm 1938. Scott đã thiết kế tòa nhà theo hình shamrock (nhánh cỏ 3 lá nhỏ, biểu tượng của nước Ireland) được xây dựng bằng thép, bê tông và kính. Thiết kế đã được chọn là tòa nhà tuyệt nhất trong hội chợ bởi một hội đồng giám khảo quốc tế. Kết quả, Scott đã giành được huy chương bạc cho những dịch vụ nổi bật và sau đó đã được trao danh hiệu công dân danh dự của thành phố New York bởi thị trưởng Fiorello La Guardia. Những kiến trúc sư  thiết kế các lều/rạp quốc gia cho Hội chợ thế giới, nổi tiếng hơn bao gồm: Alvar Aalto của Phần Land và Oscar Niemeyer(sinh năm 1907) của Brazil.

Scott có 3 hợp đồng lớn từ Córas Iompair Éireann CIÉ là Các công trình Inchicore Chassis, Garage xe bus Donnybrook (1952) và nổi tiếng nhất là  Trạm xe bus trung tâm của Dublin – được biết đến với cái tên àras Mhic Dhiarmada hoặc Busáras. Mặc dù gây tranh cãi lúc đầu, nhưng thiết kếBusáras đã mang lại cho Scott Huy chương Vàng trong 3 năm dành cho hạng mục Kiến trúc của Học viện Kiến trúc Hoàng gia Ireland.

Sau này, Ronnie Tallon và Robin Walker hợp tác cùng với Michael, và công ty được đổi tên thành Scott Tallon Walker vào năm 1975. Không lâu sau đó, công ty đã giành được Huy chương vàng Hoàng gia RIBA . Scott đã sống gần như cả đời ở Sandycove Point, ngay phía nam của Dún Laoghaire, nam Dublin, đã được chôn gần Sneem ở Hạt Kerry.

.

Chiengi (thuộc địa của Đế quốc Anh, thuộc Zambia)

Chiengi or Chienge, trong lịch sử đã từng là thuộc địa của Đế Quốc Anh, còn ngày nay thì là một khu dân cư ở tỉnh Luapula của Zambia, và là trụ sở chính của quận Chiengi . Chiengi nằm ở phía Đông Bắc của hồ Mweru, dưới những con đồi cây cối rậm rạp, chia hồ từ Lake Mweru Wantipa, và nhìn ra một dambo (đầm lầy đồng bằng) trải dài về phía Bắc tính từ hồ, nơi mà con lạch Chiengi (nguồn gốc của cái tên) chảy xuống từ những ngọn đồi.

Lịch sử tiền thuộc địa

Chiengi và các khu vực nằm về phía Bắc của nơi này đã bị tàn phá bởi sự buôn bán và buôn bán ngà voi trong thế kỉ 18. Rất nhiều người buôn nô lệ Arab và Swahili như Tippu Tib hoạt động ở khu vực phía Bắc, cuối hồ Mweru, xung quanh hồ Mweru Wantipa và qua cả đến hồ Tanganyika.

Lịch sử thuộc địa

Chiengi boma được thiết lập trong sự chạy đua giữa Nhà nước tự do Congo của Vua (Bỉ)  Leopold II và British South Africa Company (BSAC) (có thể coi như một mô hình nhà nước) của Cecil Rhodes để chiếm lấy Katanga từ vua Msiri, in 1890-91. BSAC đã cử Alfred Sharpe từ văn phòng Ủy viên của Anh tại Zomba, Nyasaland vào năm 1890 để có được một hiệp ước từ Msiri nhưng ông đã thất bại. Trên đường quay trở lại Nyasaland vào đầu năm 1891, ông đã đi qua con lạch Chiengi rivulet, Tộc trưởng Puta Chipalabwe, người đứng đầu tộc người Bwile (1879-1909). Người Bwile , cách 5km về phía nam, đã đồng ý với hiệp ước. Bởi vậy, Sharpe đã quyết định thiết lập boma ở đây để giữ được phía Đông lãnh thổ của Mweru cho BSAC. Đây cũng được coi như là hành động để tạo bước đệm cho một hiệp ước rời khỏi Msiri. Ông đã để cận vế thứ hai của mình là Captain Crayshaw và một vài quân lính châu Phi ở lại đây để xây dựng  và tạo dựng cơ sở cho boma.

Tuy nhiên, Leopold đã điều tướng Stairs  chỉ huy một cuộc chinh phạt để chiếm lấy Katanga. Cuộc viễn chinh đã thành công vào tháng 12/1891 sau khi giết được vua Msiri. Trên đường trở lại bờ biển phía Đông của châu Phi, tướng Stairs đã đi qua khu vực gần Chiengi và trao đổi thông tin với Crayshaw về vị trí phần biên giới phân chia lãnh thổ CFS và BSAC giưa hồ Mweru và hồ Tanganyika.

Chiengi Boma có lẽ là trạm thuộc địa đầu tiên trong số những nơi được gọi là North-Eastern Rhodesia (nó vẫn được coi là một phần của ‘Zambezia‘ tại thời điểm đó), và là một trong những đồn tiền tuyến (trạm quân sự) xa nhất của Đế quốc Anh, một trạm độc lập có nhiều hơn 1 sĩ quan thuộc địa. Trong 1 vài năm, the boma được chuyển đến sông Kalungwishi River, và trong suốt giai đoạn đó, các thế lực thuộc địa của Bỉ ở Pweto, ngay bên kia biên giới ở DR Congo, đã kiểm soát khu vực phía Bắc cuối hồ, bao gồm cực tây của quận Chiengi, cũng được gọi là đất nội phận phía tây Lunchinda của sông Lunchinda . Người Anh sau đó đã tái lập lại the boma tại Chiengi nhưng kết quả cuối cùng là sự kiểm soát của Bỉ ở vùng đất nội phận Lunchinda đã dẫn tới việc nhượng lại vùng đất cho DR Congo của Zambia .

Chiengi Boma cuối cùng khép lại vào năm 1933 và được thay thế bởi Kawambwa , sau đó là Nchelenge bomas.

Ngoài việc câu cá trong hồ, nguồn buôn bán chính trong thời kì thuộc địa của Chiengi là muối, được lắng lại trong những đầm lầy bởi những dòng chảy ra ngoài những ngọn đồi, và đây đã từng là một sự giao thương phát triển mạnh mẽ.

Volio Waterfall (Costa Rica)

The Volio Waterfall (Thác Volio) nằm gần thị trấn Bribri, Costa Rica thuộc tỉnh Limón . Nó nằm trong vùng dành riêng cho người da đỏ Bribri. Rất nhiều công ty du lịch đã cung cấp các tour đến thác nước này. Bạn sẽ phải đi bộ một đoạn vừa phải để tới được thác nước nằm trong rừng Talamancan . Có một hồ bơi lớn nằm phía dưới thác, khá phổ biến với người dân bản địa cũng như khách du lịch.

Gold Bullion Coin Act of 1985 (và đồng tiền thoi đại bàng của Mỹ)

The Gold Bullion Coin Act of 1985 (Đạo luật về tiền thỏi vàng năm 1985) , Pub. L. No. 99-185, 99 Stat. 1177 (Dec. 17, 1985), được đưa vào bộ luật Hoa Kỳ tại chương 31 và được sửa đổi trong 31 U.S.C. § 5118(d) và 31 U.S.C. § 5132(a)(1), đã đưa đồng tiền vàng American Gold Eagle nhanh chóng trở thành đồng tiền vàng thống trị thế giới. Được sản xuất từ vàng khai thác ở Mỹ, đồng tiền vàng American Eagles là đồng tiền pháp định,được đóng dấu và sản xuất theo hàm lượng vàng và mệnh giá tương ứng.

Đạo luật này được thông qua bởi Quốc hội Mỹ (đặc quyền của Quốc Hội đối với tiền kim loại) và được qui định giá trị tại Điều I, mục 8, khoản 5 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Đạo luật được ký bởi Ronald Reagan vào ngày 17/12/1985. Có 1 quy định là tiền phải được làm từ vàng trong nước và mới được khai thác.

Giải thích về tiền pháp định (Legal tender):http://www.saga.vn/thuat-ngu/legal-tender-forced-tender-tien-phap-dinh~1431

Tiền pháp định là công cụ thanh toán mà, theo luật pháp qui định, không thể bị từ chối khi được sử dụng để thanh toán các khoản nợ được ghi nợ theo cùng đơn vị tiền tệ đó.

Tiền pháp định là vị thế pháp lý được gán cho một số loại tiền nhất định, tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố mệnh giá, số lượng tiền. Thuật ngữ tiền pháp định bản thân nó không có nghĩa là tiền.

Do việc định nghĩa khác nhau trong các luật cho nên, khái niệm tiền pháp định rất hay bị hiểu nhầm. Séc, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các phương tiện thanh toán phi tiền mặt tương tự nhìn chung không được coi là tiền pháp định. Chỉ có một số loại tiền xu và tiền giấy nhất định thường được coi là tiền pháp định. Theo qui định pháp lý của một số nước, người ta cấm hoặc hạn chế việc thanh toán bằng bất kỳ phương tiện thanh toán nào khác ngoài tiền pháp định. Ví dụ, luật của một nước nào đó có thể sẽ coi việc sử dụng tiền xu và giấy bạcngân hàng của nước khác là bất hợp pháp và qui định các giao dịch tài chính bằng ngoại tệ muốn thực hiện phải có giấy phép.

Trong một số hệ thống luật pháp, tiền pháp định có thể không được chấp nhận làm công cụ thanh toán nếu như không có nghĩa vụ nợ nần nào tồn tại trước thời điểm thanh toán. Kết quả là, những nhân viên các hãng vận tải hành khách hoặc các máy bán hàng tự động có thể từ chối những tờ tiền giấy có mệnh giá quá lớn dùng để trả tiền vé xe hoặc để mua một thanh kẹo chocolate, thậm chí những người bán hàng cũng có thể không nhận tiền giấy mệnh giá lớn. Tuy nhiên, các nhà hàng không thu tiền trước khi kết thúc bữa ăn sẽ phải chấp nhận loại tiền pháp định này đối với việc thanh toán cho nghĩa vụ nợ phát sinh sau khi khách hàng thanh toán sau bữa ăn.

 

Eyvanki Industrial Estate (Iran)

Eyvanki Industrial Estate (Persian: شهرك صنعتي ايوانكي‎‎ – Shahraḵ-e Şanʿatī Eyvānḵī)[1] là một ngôi làng và là khu nhà ở dân cư xây dựng cho nhân viên của các xí nghiệp ở vùng nông thôn Eyvanki , quận Eyvanki , hạt Garmsar , tỉnh Semnan , Iran. Theo điều tra dân số 2006 , tổng dân số của vùng là 328, gồm 110 hộ.

William Albert Wilkins (một chính gia của Anh)

William Albert Wilkins (17 /1/ 1899 – 6/5/1987) là một chính trị gia thuộc đảng Lao động của Anh.

Wilkins đã từng là một người vận hành máy  linotype (một loại máy được sử dụng để sắp chữ và in ấn) cho một tờ báo ở Bristol và đã từng là chủ tịch Hiệp hội đánh máy trụ sở ở Bristol. Ông tham gia vào Đảng Lao động năm 1922 và đã trở thành một thành viên của Hội đồng thành phố Bristol vào năm 1936, phục vụ trong 10 năm. Trong suốt thế chiến II, Wilkins là một người chụm lò trong Hải quân Hoàng gia (1917-19) trên tàu Q của bờ biển Irish.

Wilkins được bầu vào quốc hội ở khu vực miền Nam Bristol vào năm 1945, làm việc đến năm 1970. Ông đã trở thành trợ lý chính trị gia vào năm 1947 và vào năm 1950 ông là trưởng ủy viên kho bạc.

Matthieu Lecuyer (và các thuật ngữ về Đua xe)

Matthieu Lecuyer (sinh ngày 19/8/1980) là một tay đua xe hơi của Pháp, đến từ vùng Bordeaux, nước Pháp. Anh đã từng là tay đua của đội Oreca, Peugeot Sport, CD Sport Performance Engineering, đội Speedcars, đội Iconic Parts, và Backdraft Racing.

Lecuyer đã bắt đầu sự nghiệp đua xe của mình trong giảiLegends Car Cup từ năm 2007-2008. Mùa giả năm 2008 anh giành được 2 pole và 3 chiến thắng. Năm 2009, Lecuyer tham gia vào giải Peugeot THP Spider Cup. Cùng năm đó, anh cũng đã tham gia vào giải  SCCA GT1 USA. Lecuyer đã thi đấu ở giải Bioracing Series trong suốt mùa giải năm 2010 và đứng ở vị trí thứ 3 chung cuộc.

Năm 2011, anh tham gia cả giải  VDEV Endurance Series và Radical European Masters (lái theo kiểu Norma và Radical ). Năm 2012 và 2013, Lecuyer cũng tham gia Michelin European VDEV Endurance Series và vẫn theo kiểu Norma. Anh thi đấu cho đội ORECA trong năm 2013 ở giải European Le Mans Series . Anh đưa đội tuyển Oreca đứng ở vị trí thứ 09 và  cá nhân đứng ở vị trí thứ 3 cả ở Silverstone và Imola. Cũng vào năm 2013, anh còn đua trong giải Pirelli World Challenge và NASA Pro Racing cho đội Iconic trong chiếc Mustang GT3. Lecuyer đã thi đấu trong giải 24 Hours of Le Mans vào tháng 6/2013. Anh thi đấu cho BMW MOTORSPORT và đội DKR Engineering trong suốt chặng đua chính ở giải European Le Mans series với chiếc Z4 GT3 và giành vị trí thứ 5 ở mục GTC .

Anh đã từng là tay đua chính thức của American manufacturer Backdraft Racing kể từ 2012 và vẫn còn hợp đồng đến tận 2019. Vào năm 2014, Lecuyer tham gia giải French Gt Championship với đội Speecars và một chiéc AUDI R8 ULTRA LMS. Lecuyer cũng tranh giải ở NASA Pro Racing, và FARA Racing USA. Anh đã thi đấu ở FARA tại Đường đua xe hơi Homestead-Miami vào tháng 2/2014, nhưng đã bị đụng bởi 1 chiếc Corvette GT1 và bị văng ra khỏi đường đua. Một tháng sau, Lecuyer đã giành được vị trí thứ 2 ở giải Continental Finance Challenge.  

Vào tháng 4/2014, Lecuyer đã giành được vị trí thứ 3 trong suốt chặng đua chính đầu tiên ở French GT Tour in Le Mans cho đội Speed Car. Anh đã thi đấu với chiếc Audi R8 LMS Ultra. Vào tháng 10/2014, anh đã đua rất tốt ở giải English Manufacture Ginetta trong suốt chặng đua cuối giành chức vô địch ở Miami và đứng ở vị trí thứ 4 chung cuộc sau khi dẫn đầu suốt 2 giờ đồng hồ . Chiếc phanh bị hỏng đã khiến anh phải dừng lại khá lâu ở đường pit.

Trong mùa giải năm 2015, Matthieu Lecuyer đã được tuyển dụng bởi Ginetta USA để thi đấu trong giải FARA USA championship . Trong giải này, anh đã trở thành đồng đội với tay đua Kreis Rulino. Sau 4 chặng đua chính và 3 podiums trong thử thách mùa xuân, Sunset 300 và Sebring 500 Lecuyer đã rời Ginetta vào cuối mùa giải để tham gia vào LAMBORGHINI MIAMI bởi Avid Motorsports ở NORTH AMERICA SUPER TROFEO. Trong vòng đua chính đầu tiên ở Texas anh đã đứng ở vị trí thứ 2. Một tháng sau đó, anh đã kết thúc lần đua thứ 7 ở Road Atlanta trong suốt  mùa giải PETIT le Mansrace. Tháng 11/2015 anh đã giành vị trí thứ 2 trong giải WORLD FINAL ở Sebring, anh cũng đã ghi được thành tích thời gian vòng đua tốt nhất ở chặng thi đấu chính này. Vào năm 2016, anh đã gia hạn hợp đồng với Lamborghini Miami  lái chiếc LAMBORGHINI LP 570 ST-4 trong những năm cuối cùng của nó và sau đó là một chiếc LAMBORGHINI HURACAN ST 620-2 mới.

Nhờ thông tin lần này mà mình đã lần mò thêm một số thuật ngữ trong đua xe từ nguồn này: http://phudeviet.org/forum/showthread.php?4819-Dua-Xe-F1-Nhung-Luat-Co-Ban-De-Theo-Doi-Tron-ven-F1.html

Công thức 1 (tiếng Anh: Formula One), còn gọi là Thể thức 1 hay F1. Được thành lập bởi liên đoàn Ô tô quốc tế (Fédération Internationale de l’Automobile hay FIA), cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô, đua xe F1 là nơi các tay đua hàng đầu từ nhiều nơi trên thế giới tranh tài để chứng tỏ mình là tay đua giỏi nhất

Trong thế giới động cơ đua xe, đua xe công thức 1 hay còn gọi là đua xe F1 là cuộc đua quan trọng nhất. Xe hơi Công thức 1 khi đua với tốc độ cao nhất có thể lên tới 360 km/h (225 mph) với vòng quay máy lên tới 19000 vòng một phút. Những chiếc xe này có khả năng kéo gấp 5 lần trọng lực tại một số khúc cua. Hiệu suất của xe phụ thuộc rất nhiều vào điện tử, khí động lực học, nhíp và bánh xe. Động cơ và truyền động của một chiếc xe Công thức 1 hiện đại là một trong số những bộ phận cơ khí phải chịu áp lực lớn nhất trên hành tinh. Công thức 1 đã chứng kiến nhiều sự phát triển và thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử của môn thể thao này.
NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ CUỘC ĐUA:

  • – Mỗi chặng đua thường kéo dài 3 ngày gồm FP (Free Pratice= Chạy tập); Q (Qualifying= Đua phân hạng lấy kết quả vòng chạy nhanh nhất xếp thứ tự cho ngày đua chính thức); R (race= Đua chính thức lấy kết quả chặng cho tưng tay đua (chỉ TOP 10 là có điểm)). Kết quả từng chặng sẽ cộng dồn để tính kết qủa VÔ ĐỊCH THẾ GIỚI.
    – Tổng số tay đua hiện tại là 22 thuộc 11 đội đua. Trên đường đua các tay đua vài lần dừng lại ở gara để thay lốp hoặc sửa chữa hư hỏng nhỏ gọi là PITSTOP (gọi tắt là pit).
    – Một mùa thi đấu khoảng 20 chặng đua (GRAND PRIX) trải rộng khắp thế giới, năm nay (2014) thì chỉ có 19 chặng.
    – Mỗi chặng tùy theo từng độ dài trường đua mà sẽ có số vòng đua khác nhau và vòng đua được gọi là lap.
  • FP (Free Pratice): Là chặng chạy thử dành cho các đội đua tại đường đua chính. Vòng đua này tuy có bấm giờ như vòng đua phân hạng nhưng tất cả số liệu đó chỉ có giá trị với các đội đua. Vòng nay được coi là vòng then chốt cho cả chặng đua. Vì với những dữ liệu thu được tại 3 vòng chạy thử (Gọi tắt là P1, P2, P3) sẽ cho các đội đua biết thông số chiếc xe cần có như độ hao mòn lốp, mức nhiên liệu tiêu hao, hay đơn giản chỉ là điều chỉnh cánh gió.
  • Q (Qualifying): Vòng đua phân hạng. Đây là vòng đua được cho là then chốt vì nó sẽ xác định thứ tự các tay đua ở vạch xuất phát trong ngày đua chính. Vòng đua phân hạng được chia làm 3 lượt phân chia và được gọi là Q1, Q2, Q3.
    Q1: Là lượt phân hạng đầu tiên và có số thời gian tính là nhiều nhất (18 phút). Ở lượt chạy này sẽ lọc ra vị trí xuất phát từ 22 đến 17. Và dĩ nhiên những tay đua này sẽ không được chạy ở loạt Q2, Q3.
    Q2: Cũng tương tự như Q1 nhưng Q2 chỉ chạy trong 15 phút. Lượt này xác định các vị trí từ thứ 11 đến 16.
    Q3: Lượt đua phân hạng có tính chất quyết định nên 10 vị trí đầu nên có số thời gian đua không quá 10 phút (Cái này ko cố định). Tay đua dành vị trí xuất phát được gọi là Pole position gọi tắt là giành pole (phiên âm: phâu )

    Chú ý: Những tay đua xếp từ thứ 11 trở xuống được dùng bộ lốp mới và được bơm đầy nhiên liệu trong ngày đua chính. Các tay đua xếp từ thứ 1 – 10 chỉ được quyền sử dụng thêm 1 bộ lốp đã được dùng ở Q1 mà đội đua ưng nhất. Và tất nhiên để kiểm soát vấn đề này thì FIA bắt các xe từ thứ 1-10 phải để cạnh nhau ở trước nhà điều hành của ban tổ chức.
    Các tay đua phạm luật ở lượt chạy phân hạng sẽ phải chạy xuất phát trong khu vực đường pit.

  • R (Race): Chặng đua chính. Đơn giản chỉ là chạy “thục mạng” để về nhất, nhưng đừng bỏ mạng là được.

Nhưng trước hết, trước khi chặng đua chính thức diễn ra tất cả các tay đua sẽ có 1 vòng chay khởi động (warm-up lap). Ở lượt chạy này cấm các tay đua vượt nhau. Vòng này có tác dụng giúp các tay đua điều chỉnh chiếc xe của mình một cách hợp lý nhất trong cuộc đua. Khi hết vòng đua làm ấm các tay đua trở về vị trí xuất phát chờ hiệu lệnh. Hiệu lệnh là 5 chùm đèn được treo ở vạch xuất phát, 5 chiếc đèn đỏ sẽ được bật sáng lần lượt khi cả 5 đèn cùng tắt cũng là lúc chặng đua chính thức bắt đầu. Khi tay đua phạm quy ở vạch xuất phát tùy thời điểm sẽ có cách phạt khác nhau. Và đây cũng chính là khoảnh khoắc đáng xem nhất của cuộc đua.

 

Aksala Formation (và kỉ Trias)

The Aksala Formation là một hình địa chất ở Yukon, Canada. Ở đây bảo tồn hóa thạch có từ kỉ Trias.

Thông tin về kỉ Trias từ Wiki:

Kỷ Trias hay kỷ Tam Điệp là một kỷ địa chất kéo dài từ khoảng 200 đến 251 triệu năm trước. Là kỷ đầu tiên của Đại Trung Sinh, kỷ Trias kế tiếp kỷ Permi và kế tiếp nó là kỷ Jura. Cả sự mở đầu lẫn sự kết thúc của kỷ Trias đều được đánh dấu bằng các sự kiện tuyệt chủng lớn. Sự kiện tuyệt chủng kết thúc kỷ Trias gần đây đã được xác định niên đại chính xác hơn, nhưng cũng giống như các kỷ địa chất cổ khác, các tầng đá để xác định sự bắt đầu và kết thúc dù đã được xác định khá tốt nhưng niên đại chính xác của kỷ này vẫn là điều không chắc chắn với sai số vài triệu năm.

Trong kỷ Trias, cả sự sống trong đại dương lẫn trên đất liền đã thể hiện sự bức xạ thích ứng bắt đầu từ sinh quyển đã bị kiệt quệ rõ ràng từ sự tuyệt chủng kỷ Permi-Trias. Các loại san hô từ nhóm Hexacorallia đã lần đầu tiên xuất hiện. Các loài thực vật hạt kín đầu tiên có thể đã tiến hóa trong kỷ Trias, cũng như những động vật có xương sống biết bay đầu tiên, nhóm các bò sát Pterosauria.